Chúng có thể không tương tác qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong 1 số trường hợp. Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của thiết kế, để mà chúng ta sẽ áp dụng chúng trong những mẫu thiết kế của mình.
1. The law of balance: Luật cân bằng
Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với 1 mẫu thiết kế. Luật cân bằng có 2 loại đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng: biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng … được sắp đặt 1 cách đối xứng trong trang. Cân bằng đối xứng đề cập đến tất cả những gì được sắp xếp trong 1 bố cục. Cân bằng đối xứng được chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng xuyên tâm…
Cân bằng bất đối xứng: đạt được khi không có sự đối xứng. Khi tất cả các yếu tố được xếp đặt không có sự đối xứng với nhau, cân bằng bất đối xứng được thiết lập.
Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là thiết kế logo.
2. The law of rhythm: Luật nhịp điệu
Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn. Nó xảy ra khi các yếu tố trong 1 bố cục được lặp lại. Nhịp điệu được tạo ra bằng cách tạo nên 1 dòng chảy êm đềm của tầm nhìn. Nhịp điệu được dùng như 1 đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan trọng của 1 thông tin. Nó còn được gọi là 1 mẫu thức của nghệ thuật. Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng 1 vai trò sống còn trong cuộc sống vật chất của chúng ta. Nhịp điệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới chung quanh.
Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục.
3. The law of emphasis: Luật nhấn mạnh
Những yếu tố cần phải nối bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Luật nhấn mạnh được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.
Sự nhấn mạnh hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho 1 mẫu thiết kế. Một số loại tương phản phổ biến là: cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và xù xì …Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về đường nét, hình dạng và kích thước làm nên ưu thế của 1 chi tiết so với tổng thể.
4. The law of unity: Luật đồng nhất Sự đồng nhất hoặc hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Nó là sự cân bằng phù hợp của tất cả các yếu tố để tạo nên 1 tổng thể dễ chịu.
Sự đồng nhất được phản ảnh trong tổng thể hài hòa. Sự đồng nhất ám chỉ đến sự hợp nhất của tất cả các yếu tố trong 1 thiết kế in, nơi mà mỗi phần khác nhau hỗ trợ những phần còn lại và tất cả sự kết hợp đó làm thành 1 khối nghệ thuật đồng nhất. Nó đạt được bằng cách sử dụng sự liên tục và sự hài hòa.
5. The law of simplicity: Luật đơn giản Sự đơn giản trong thiết kế dẫn đến sự nhận thức chủ đề 1 cách dễ dàng hơn. Sự đơn giản là thực sự cần thiết, đặc biệt trong mẫu thiết kế, để tạo nên sự rõ ràng, sáng sủa.
6. The law of proportion: Luật cân xứng
Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước. Nó giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng, đồng nhất cho 1 mẫu thiết kế. Để có được 1 sự cân xứng tốt thì các yếu tố phải được chiều chỉnh. Sự điều chỉnh kích thước của các yếu tố với 1 sự cân xứng hoàn hảo tạo nên 1 mẫu thiết kế tốt. Đó chính là sự liên quan giữa kích thước của các yếu tố với nhau, và với sự cân xứng tổng thể. Sự cân xứng bao gồm những mối liên quan đó là liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian chung quanh.
Khoảng không gian mở xung quanh 1 chủ đề tạo nên 1 yếu tố gọi là tỉ lệ. Chúng ta có thể thấy rằng tỉ lệ liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Do đó có thể nói rằng tỉ lệ là 1 yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, mặc dù nó chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong những yếu tố của thiết kế (các yếu tố kia là đường nét, phương hướng, hình dạng, màu sắc, chất liệu và độ sáng tối).
Tóm lại, những nguyên lý của thiết kế là những nguyên tắc cơ bản được ghi nhớ và áp dụng đi kèm với suy nghĩ và cảm xúc của người nghệ sĩ hoặc nhà thiết kế. Những nguyên lý đó được soạn thành luật lệ cho những phương pháp làm việc nhằm hướng đến mục đích cao nhất trong thiết kế in ấn đó là sự chuyên nghiệp và sáng tạo mọi lúc, mọi nơi.